top of page

Mở đầu bài thuyết trình như thế nào?

Bạn có 10 giây để làm cho khán giả thấy hứng thú với bài phát biểu của bạn, hoặc họ sẽ bỏ đi. Vậy nên cách mở đầu bài phát biểu rất quan trọng.

Làm sao để có 1 mở bài hay ho, hãy tham khảo 1 số cách tôi gợi ý:


🍓ĐẶT CÂU HỎI


Nếu bạn mở đầu bằng một câu hỏi, ngay lập tức bạn sẽ thu hút được sự chú ý của khán giả. Tốt hơn hãy kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể để nói rõ rằng bạn thực sự muốn có câu trả lời.

Khi bạn đặt câu hỏi, hãy đặt một chân về phía trước và đưa tay đối diện lên cao trên không, hơi nghiêng người về phía trước về phía khán giả. Tư thế này giúp bạn thể hiện bản thân đang mời khán giả hưởng ứng. Sau đó, hãy tạm dừng và đợi bàn tay đưa lên hoặc thêm cái gật đầu.


★Lưu ý: việc đặt câu hỏi sẽ không có tác dụng khi bạn chỉ đưa ra một câu hỏi tu từ và không có khoảng dừng để khán giả phản ứng lại.


🍓YÊU CẦU KHÁN GIẢ TƯỞNG TƯỢNG


“Hãy tưởng tượng bạn ngồi nhâm nhi tách cà phê sáng ở một góc quen trên Hồ Tây. Không khí buổi sáng mát mẻ, trong lành, sạch sẽ và mùi cafe thơm phảng phất trong không gian. Bạn yên tĩnh ngồi thưởng thức một tách cappucino béo ngậy và cảm thấy xung quanh thật yên bình. Tiếng chuông điện thoại phá vỡ sự im lặng, bạn lúi húi tìm điện thoại trong túi. Đột nhiên...BỐP! Bạn ăn ngay 1 cái tát.”

Ví dụ thế...

Điều kỳ diệu: từ “tưởng tượng” sẽ là công cụ để bạn mời khán giả vào bước thế giới của bạn. Sử dụng đại từ “bạn” và thì hiện tại “bạn đang ngồi nhâm nhi” (thay vì “tôi đang ngồi nhâm nhi”) cộng thêm việc mô tả bối cảnh theo các giác quan sẽ đặt mỗi người nghe vào giữa khung cảnh bạn nói.

Mở đầu cách này sẽ khiến khán giả kết nối được với bạn và hiểu bạn hơn.


★Lưu ý: bạn cần luyện tập sử dụng ngôn ngữ miêu tả.


🍓LÀM KHÁN GIẢ CƯỜI


Bạn hãy cố gắng làm cho họ cười trong 10 giây đầu tiên. Nếu họ cười, họ sẽ thích bạn và bài phát biểu của bạn.

Để làm người khác cười bạn đừng cố gắng trở nên hài hước , tệ hơn nữa là bạn chưa kể gì mà tự bạn đã cười . Điều này sẽ phản tác dụng. Thay vào đó hãy làm cho họ cảm nhận được bạn hoặc câu chuyện của bạn có 1 trong 4 yếu tố sau: sợ hãi, lạ lùng, khó khăn, ngu ngốc.

Ví dụ:

Điều lạ lùng nhất tôi đã từng gặp là…

Tôi đã làm một điều hơi bị ngu…


★Lưu ý: không có trò đùa nào phù hợp với tất cả mọi người, bạn cần hiểu khán giả của mình và tinh tế trong việc xây dựng trò đùa.

Post: Blog2_Post
bottom of page