top of page

Làm chủ tốc độ nói khi thuyết trình

Dernière mise à jour : 3 nov. 2021


Là người từng hay bị đứt hơi khi đứng thuyết trình, phát biểu trước công chúng. Sau 1 thời gian rèn luyện, tôi đã học được cách kiểm soát tốc độ để không bị mất sức và đuối mỗi khi phải đứng nói trước đám đông.


Tại sao không nên nói quá nhanh khi nói trước công chúng? Vì khi nói nhanh, khán giả sẽ không nắm được thông tin chính và giảm sức mạnh thông điệp bạn muốn truyền tải.

Nguyên nhân của việc nói nhanh là gì? Dưới đây là một số:


★Hồi hộp và lo lắng, muốn kết thúc bài nói nhanh chóng.

★Nội dung bài nói quá dài so với quy định thời gian.

★Thói quen nói ra những ý tưởng xuất hiện ngay trong đầu.

★Ảnh hướng từ môi trường xung quanh (ví dụ những người làm nghề cần nói nhiều thì tốc độ nói sẽ nhanh hơn mọi người).

Dù gì thì người nói nên nhớ rằng, đây là lần đầu tiên khán giả được nghe ý tưởng của bạn nên họ sẽ cần thời gian để xử lý thông tin bạn đưa ra. Nếu bạn không chừa cho khán giả một khoảng không gian để họ làm điều đó, những gì bạn nói sẽ trôi tuột qua tai họ.

Xin phép chia sẻ 1 số chiến thuật tôi đã áp dụng:


🍧Tăng âm lượng

Bạn hãy thử đọc thành tiếng thật nhanh 1 đoạn văn bất kì theo 2 cách:

→Cách 1: với âm lượng nhỏ

→Cách 2: với âm lượng lớn

Bạn sẽ thấy khi bạn sử dụng cách 2, tốc độ nói của bạn sẽ tự giảm. Việc tăng âm lượng cho giọng nói của bạn không chỉ giúp bạn kiểm soát tốc độ mà còn khiến bạn trông tự tin hơn với bài phát biểu của mình.


🍧Thêm các khoảng dừng

Nếu bạn chưa thể điều chỉnh tốc độ thì bạn có thể thử cách lên nội dung bài nói với các đoạn bạn có thể dừng và để khán giả tương tác với bạn. Sau đó bạn lại tiếp tục tăng tốc. Như vậy bài nói vừa thú vị hơn, bạn có thời gian sắp xếp lại ngôn từ và bạn tránh được việc duy trì tốc độ nói nhanh cho cả bài nói. Chỉ cần ở những điểm dừng bạn chú ý không đệm những từ thừa “ừm, ờ, à…”.

Ví dụ: bạn có thể đưa tốc độ của mình về mo bằng cách đặt câu hỏi cho khán giả.


🍧Cắt nội dung

Bạn đang nói nhưng sắp hết thời gian cho phép? Đừng cố gắng tăng tốc để nói cố, hãy cắt luôn nhưng ý không quan trọng. Khi xây dựng nội dung bài nói, hãy bắt đầu đi từ những điểm quan trọng nhất tới những điểm ít quan trọng hơn, để nếu có phải cắt bớt thì bạn cũng đã truyền tải được phần chính yếu tới khán giả rồi. Hoặc ngay trong bản nháp bài nói, hãy luyện tập bằng cách viết hẳn chữ [tạm dừng] ở những đoạn bạn thấy hợp lý, để có thói quen khi tập luyện và để tránh việc ngắt nghỉ không hợp lý.

Post: Blog2_Post
bottom of page